Bài thơ thứ hai Hai bài thơ khắc trên vách núi của Lê Lợi

Bài thơ thứ hai bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú, được khắc trên vách núi Hào Tráng (Hòa Bình), có tên là Chinh Đèo Cát Hãn, quá Long Thủy đê (Đi đánh Đèo Cát Hãn trở về, qua đường đê Long Thủy).

Bài thơ này đã được chép trong Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích (1744-1818) và được nhắc tới trong sách Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật (1825-1885), dưới triều vua Tự Đức.

Phiên âm chữ Hán:

Kỳ khu hiểm lộ bất từ nan,Lão ngã do tồn thiết thạch can.Nghĩa khí tảo không thiên chướng vụ,Tráng tâm di tận vạn trùng san.Biên phòng vị hảo trù phương lược,Xã tắc ưng tu kế cửu an.Hư đạo nguy than tam bách khúc,Như kim chỉ tác thuận lưu khan.

Dịch nghĩa:

Đường gồ ghề hiểm trở, chẳng ngại khó khăn,Ta tuy già mà gan còn vững như sắt đá.Nghĩa khí quét sạch nghìn lớp mây mù,Tráng tâm dời hết vạn trùng núi non.Lo việc biên phòng cần có phương lược sẵn sàng,Giữ nền xã tắc nên tính kế dài lâu.Lời truyền ba trăm ngọn thác[4] tức quanh co, rất nguy hiểm đã thành lời hư không,Ngày nay chỉ coi như nước thuận dòng chảy xuôi.

Bản dịch thơ của Nguyễn Văn Trình:

Hiểm nghèo bao quản đường non,Già này sắt đá vẫn còn bền gan.Khí ngay quét sạch mù ngàn,Tấm lòng mạnh dạn trùng son thảy bừa.Ngoài lo bờ cõi ngăn ngừa,Trong lo xã tắc căn cơ lâu dài.Ba trăm ghềnh thác chẳng nài,Mừng nay gió thuận buồm xuôi giữa dòng.